Kinh tế Cộng_hòa_Nhân_dân_Bulgaria

Cộng hòa Nhân dân Bulgaria có một nền kinh tế kế hoạch tập trung, tương tự như các quốc gia khác trong COMECON. Giữa thập niên 1940, khi công cuộc tập thể hóa bắt đầu, Bulgaria là một nền kinh tế mà nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, với khoảng 80% cư dân ở khu vực nông thôn. Cơ sở sản xuất đều bị quốc hữu hóa cho đến khi Vulko Chervenkov tuyên bố rằng hoạt động kinh tế tư nhân đã bị loại bỏ hoàn toàn.

Khác với một số quốc gia khác, sản xuất nông nghiệp của Bulgaria tăng trưởng nhanh chóng sau khi tập thế hóa. Cơ giới hóa trên quy mô lớn khiến năng suất lao động tăng lên rất nhiều.[15] Chính phủ chi ra một lượng trợ cấp lớn mỗi năm để bù đắp các khoản lỗ từ việc giá cả hàng hóa thấp giả tạo.

Chính sách Stalinist của Chervenkov khiến quá trình công nghiệp hóa diễn ra ồ ạt và ngành năng lượng phát triển, ngành năng lượng cho đến nay vẫn là một trong các ngành kinh tế tiên tiến nhất của Bulgaria. Thời kỳ lãnh đạo của ông kéo dài từ năm 1950 đến 1956, khi đó diễn ra việc xây dựng hàng chục các đập và nhà máy thủy điện, nhà máy hóa chất, mỏ vàng và đồng Elatsite, và nhiều công trình khác. Hệ thống phiếu mua hàng thời chiến bị bãi bỏ, y tế và giáo dục được miễn phí cho người dân. Những điều này đạt được cùng với sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ và sự tổ chức, cùng các trại lao động và Phong trào Thiếu tướng Bulgaria - một phong trào lao động thanh niên thu hút những người trẻ tuổi tình nguyện làm việc trên các công trình xây dựng.

Vitosha, máy tính đầu tiên do Bulgaria sản xuất. Cộng hòa Nhân dân Bulgaria là một nước sản xuất thiết bị điện tử và máy tính lớn, do vậy có biệt danh là "Thung lũng Silicon của khối phía Đông".[16]

Trong thập niên 1960, Todor Zhivkov tiến hành một số cải cách, chúng có tác động tích cực đến nền kinh tế quốc gia. Ông duy trì nền kinh tế kế hoạch, song cũng nâng cao vị thế của công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, du lịch, cũng như công nghệ thông tin trong thập niên 1970 và 1980.[17] Nông sản dư thừa có thể mua bán tự do, giá cả của chúng thậm chí còn thấp hơn, và các thiết bị mới cho ngành công nghiệp nhẹ được nhập khẩu. Bulgaria cũng trở thành quốc gia cộng sản Đông Âu đầu tiên mua một giấy phép từ Coca-Cola vào năm 1965[18], sản phẩm và nhãn hiệu thương hiệu được ghi bằng chữ Kirin.

Mặc dù ổn định, song kinh tế Cộng hòa Nhân dân Bulgaria cũng có chung hạn chế như các quốc gia khác ở Đông Âu - hầu hết hoạt động thương mại là với Liên Xô (trên 60%) và các nhà hoạch định không xem xét đến thị trường của một số hàng hóa sản xuất ra. Điều này dẫn đến hiện tượng dưa thừa một số sản phẩm, trong khi các mặt hàng khác lại thiếu hụt.

Ngoài Liên Xô, các đối tác thương mại lớn khác của Cộng hòa Dân chủ Bulgaria là Đông ĐứcTiệp Khắc, song các nước không ở châu Âu như Mông Cổ và một số quốc gia châu Phi cũng là những bên nhập khẩu hàng hóa Bulgaria trên quy mô lớn. Quốc gia cũng có mối quan hệ thương mại hữu hảo với nhiều quốc gia phát triển phi cộng sản, đáng chú ý nhất là Tây ĐứcÝ.[19] Để chống lại chất lượng thấp của nhiều mặt hàng, một hệ thống tiêu chuẩn Nhà nước toàn diện được đưa ra vào năm 1970, trong đó có điều kiện nghiêm ngặt về chất lượng đối với tất cả các loại sản phẩm, máy móc và kiến trúc.

Từ năm 1965, nhiều công ty Tây Âu đã chọn Cộng hòa Nhân dân Bulgaria để xây dựng nhà máy của họ nhằm bán xe cho các nước thuộc khối phía Đông, như RenaultCitroen từ Pháp, FiatAlfa Romeo từ Ý từng thuyết phục Bulgaria cho làm một đối tác, song Cộng hòa Nhân dân Bulgaria chỉ giao dịch với RenaultFiat.

Theo số liệu chính thức, vào năm 1988, 100% số họ có ti vi, 95% số hộ có một radio, 96% số hộ có tủ lạnh, và 40% có ô tô.[3]

GDP trên người (1990 $[20])195019731989[21]1990
Hoa Kỳ$9.561$16.689/$23.214
Phần Lan$4,253$11,085$16.676$16.868
Áo$3.706$11.235$16.305$16.881
Ý$3.502$10.643$15.650$16.320
Tiệp Khắc$3.501$7,041$8.729$8.895 (Séc)
$7.762 (Slovakia)
Liên Xô$2.834$6.058/$6.871
Hungary$2.480$5.596$6.787$6.471
Ba Lan$2.447$5.334/$5.115
Tây Ban Nha$2.397$8.739$11.752$12.210
Bồ Đào Nha$2.069$7.343$10.355$10.852
Hy Lạp$1.915$7.655$10.262$9.904
Bulgaria$1.651$5.284$6.217$5.552
Nam Tư$1.585$4.350$5.917$5.695
Romania$1.182$3.477$3.890$3.525
Albania$1.101$2.252/$2.482
  • Ghi chú: các số liệu trên tính theo GDP danh nghĩa. Nếu tính theo sức mua tương đương thì các nước Đông Âu (màu xanh lá cây) sẽ có thu nhập cao thêm khoảng 1,5 lần do hàng hóa ở các nước này rẻ hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cộng_hòa_Nhân_dân_Bulgaria http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-1832.h... http://books.google.com/books?id=bSAChoqpnHUC&pg=P... http://www.novinite.com/view_news.php?id=109667. http://www.ustrcr.cz/data/pdf/konference/zlociny-k... http://mpra.ub.uni-muenchen.de/7789/1/MPRA_paper_7... http://www.umsl.edu/services/govdocs/wofact90/worl... http://www.nationalanthems.info/bg-50.htm http://www.nationalanthems.info/bg-64.htm http://archive.is/20120525030623/findarticles.com/... http://www.osaarchivum.org/files/holdings/300/8/3/...